Thương Phế Binh / Chiến Sĩ Vô Danh / QLVNCH
Monday, January 25, 2016
Friday, January 15, 2016
TPB/QLVNCH
TPB Nguyễn Hữu Địa Phương Quân Quãng Ngãi
TPB ND Vũ Văn Đại
TPB Trần Thanh Xuân
TPB ND Đào Vĩnh Ký
TPB Võ Thành Tâm
TPB ĐPQ Nguyễn Thành Lâm
TPB ND Nguyễn Văn Danh
TPB Lưu Cẩm Toàn
TPB Lê Quang Tâm Chiến Đoàn 1
TPB Dương Viết Ngân Đoàn 71
TPB Mủ Đỏ Nguyễn Văn Bình
TPB Lê Văn Nam
TPB Nguyễn An Hòa Đoàn 11
TPB Nguyễn Tân Xuân Chiến Đoàn 1
TPB Nguyễn Văn Út TQLC
TPB Nguyễn Đình Thịnh
TPB Nguyễn Quang Đợi Đoàn 72
TPB Nguyễn Đình Thịnh Đoàn 71
TPB Đổ Văn Lật SPVDH
TPB Lưu Minh
TPB ND Vũ Văn Đại
TPB Trần Thanh Xuân
TPB ND Đào Vĩnh Ký
TPB Võ Thành Tâm
TPB ĐPQ Nguyễn Thành Lâm
TPB Lê Quang Tâm Chiến Đoàn 1
NGUYỄN TẤN BÍNH Cấp bậc Hạ sỉ Sư Đoàn 1 Bộ Binh
TPB Dương Viết Ngân Đoàn 71
TPB Mủ Đỏ Nguyễn Văn Bình
TPB Lê Văn Nam
TPB Nguyễn An Hòa Đoàn 11
TPB Nguyễn Tân Xuân Chiến Đoàn 1
TPB Nguyễn Văn Út TQLC
TPB Nguyễn Đình Thịnh
TPB Nguyễn Quang Đợi Đoàn 72
TPB Nguyễn Đình Thịnh Đoàn 71
TPB Đổ Văn Lật SPVDH
TPB Lưu Minh
Tuesday, December 22, 2015
Xuân Bính Thân 2016 sắp về, Xin Nhớ Đến đồng đội, TPB và gia đình tử-sĩ còn khó khăn bên quê nhà!
Tình lính chiến khác chi bao người,
Nếu xuân về tang thương khắp lốiPhương này khó cho vơi,
Thì đừng đến xuân ơi...(NVĐ)
Chút Tấm Lòng
Anh Chị Em VNCH Khắp Nơi Thân Kính,
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến ngày Tết Bính Thân
2016, bên xứ người đa số mọi người ai cũng cảm thấy không qúa bị thiếu thốn, đói rách, mà lòng thì hay
phơi phới hân hoan, thể hiện qua việc đã có biết bao Tổ Chức Hội-Đòan,
Tôn Giáo, Cộng Đồng VN khắp nơi đang cùng
nhau tổ chức tất-niên, tiệc tùng "cây nêu, pháo nổ, bánh chung
xanh..." để mừng năm mới 2016, trong
khi bên quê nhà lại có nhiều anh em, đồng
đội, và gia đình tử sĩ VNCH đang gặp cảnh
khó khăn, khói lạnh tro tàn và không biết
lấy gì để đón xuân.Nhóm Chiến Sĩ Vô Danh (U.S.G.RVN) đã ghi nhận khỏang trên 60 trường hợp đồng đội, hay anh em chung đơn vị, hay một số gia đình Tử Sĩ VNCH mà chúng tôi đã tiếp xúc mà hầu như ai cũng đang lâm vào cảnh khó khăn rất đáng được quan tâm và giúp đỡ.
Chính vì lý do áy náy này nên anh em chúng tôi xin được mạnh dạn kêu gọi sự góp tay của anh chị em khắp nơi với hy vọng biết đâu anh em, đồng đội và gia đình Tử Sĩ của chúng ta bên quê nhà ai cũng sẽ nhận được chút hơi ấm từ tấm lòng của anh chị em Hải Ngọai còn nhớ đến họ.
Nếu Sự Ủng Hộ Còn Qúa Khiêm Nhường
Tính đến hôm nay Nhóm Chiến Sĩ Vô Danh (U.S.G.RVN) mới nhận được sự tiếp tay từ 1 số anh chị em VNCH khắp nơi với số hiện kim được khỏang $1,800.00 USD, hoặc cho đến ngày chấm dứt nhận sự quyên góp của mọi người là ngày 15 tháng 1 năm 2016 (Jan 15, 2016) mà tổng số tiền quyên góp không đủ tặng cho mỗi anh em khó khăn được tối thiểu khỏang $50/1 người, thì chúng tôi sẽ dành ưu tiên như sau:
- Ưu tiên 1. cho anh em, TPB và gia đình tử sĩ chưa bao giờ nhận được sự giúp đỡ từ bất cứ đâu.
- Ưu tiên 2. Cho anh em hay gia đình Tử-Sĩ ngặt nghèo.
- Ưu tiên 3: cho anh em cao niên nhứt .
Mong sự góp tay
Mọi sự góp tay của
anh chi em cho anh em và gia đình Tử-Sĩ
khó khăn bên quê nhà đều được hoan nghênh, và xin chọn lựa những trường hợp
như sau :1/. Gởi đến tận tay người nhận theo yêu cầu:
Nếu anh chị em muốn gởi giúp đỡ đến đích danh anh em nào tại Việt nam, thì anh chị em đó có thể cho chúng tôi biết địa chỉ của người nhận, cùng với số tiền tùy-ý (đính kèm), sau khi nhận được, chúng tôi sẽ làm đúng những gì anh chị em yêu cầu, thay vì cá nhân gởi trực tiếp cho cá nhân, nhưng nếu chuyển qua anh em chúng tôi (U.S.G. RVN) thực hiện, thì sự giúp đỡ đó càng thêm ấm lòng người nhận.
2/. Hoặc xin gởi cho Nhóm Chiến Sĩ Vô Danh VN (U.S.G.RVN)
Để chúng tôi (U.S.G.RVN) tùy nghi phân phối đến tay người nhận ,và mọi liên lạc hay chi phiếu xin vui lòng đề tên người Đại-Diện và gởi về địa chỉ dưới đây.
Mr. Hoa Pham
20514 Toluca Ave. Torrance, CA 90503
(hoavanpham@yahoo.com)
Ghi Chú: - Nhóm
Chiến
Sĩ Vô Danh VNCH là hòan tòan độc-lập và
vô vụ lợi.
- Mọi thu chi đều được công khai tài chính.Chân thành cám ơn sự quan tâm và giúp đỡ của anh chị em khắp nơi.
Trân trọng,
Nhóm Chiến Sĩ Vô-Danh VNCH (U.S.G.RVN)
Little Sàigòn California- Hoa Kỳ
Sunday, December 20, 2015
Saturday, December 19, 2015
QLVNCH: Biệt Kích Quân Bị Lãng Quên
Thép đen Đặng Chí Bình
Những Quân nhân được Hoa Kỳ tuyển mộ cho các hoạt động bí mật, đã từ từ hiện ra trong bóng tối của Việt Nam.
Trong câu chuyện này, có vài người đã đứng lên nói sự thật, trong đó
có hai cấp chỉ huy trong Quân đội Hoa Kỳ. Họ cho rằng, Chính phủ Hoa Kỳ
có một sự ràng buộc lương tâm, trả lương còn thiếu, quyền lợi cho họ và
cứu xét hồ sơ di trú nhanh chóng cho những người còn ở Việt Nam.
Tuy nhiên những cố gắng của họ không thành công, chính quyền Hoa Kỳ
đã bỏ ra hàng triệu đô la để tìm kiếm những Quân nhân Hoa Kỳ bị mất
tích hoặc bị bắt làm tù binh trong trận chiến tranh Đông Dương, nhưng
chẳng tìm được ai. Trong khi đó, Chính quyền chi ra rất ít trong việc
đem về những Biệt kích quân Việt Nam vẫn còn sống sót qua những sứ mạng
nguy hiểm.
Theo Tourison, một viên chức trong ngành tình báo Bộ Quốc Phòng,
chính quyền Hoa Kỳ quá xấu hổ phải nhận trách nhiệm cho những hoạt động
bí mật trong cuộc chiến. “Kế hoạch xâm nhập miền bắc đã thất bại và cấp
lãnh đạo cũng đã tin là không đem lại kết qủa”. Ông ta nói tiếp “Cuối
cùng, đó là điều ngu xuẩn, phí phạm nhân mạng, và tin tình báo không có
giá trị. Điều đó có thể tượng trưng cho việc đánh giá thấp đối phương.
Một lỗi coi thường địch quân mà chúng ta đã phạm phải nhiều lần trong
suốt cuộc chiến tại Việt Nam”.
Trong tháng đó, Bắc Việt bị tố cáo xử dụng tầu phóng thủy lôi tấn công hai Chiến hạm Hoa Kỳ trong vịnh Bắc Bộ. Nhiều người cho rằng, đó là một cái cớ để Hoa Kỳ gia tăng mức độ tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Johnson, nói rằng chuyện xẩy ra trong vịnh Bắc Bộ là hành động gây hấn, ra lệnh thả bom miền bắc trả đũa. Đó là bước đầu tiên trong việc đưa Quân đội Hoa Kỳ qua Việt Nam. Tuy nhiên, theo tài liệu trong lịch sử Hải Quân Hoa Kỳ, các Biệt kích Hải quân miền Nam trong kế hoạch 34A đã đánh phá các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc từ nhiều tháng trước. Những trận đột kích này, miền Bắc cho rằng có sự phối hợp với các Chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ.
Mặc dầu Vũ Đức Gương, cũng như nhiều Biệt kích quân khác được nhận tiền trợ cấp của chính phủ, sau khi đã được định cư tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên những cố gắng, dành quyền lợi cựu Quân nhân, ưu tiên cho những người còn kẹt trong trại tỵ nạn thất bại. Việc cứu xét, xem họ có xứng đáng hơn hàng trăm ngàn cựu Quân nhân VNCH trong các trại tù Cộng sản, rất đáng được thảo luận. Bộ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ thường đòi hỏi người cựu Quân nhân có một thời gian phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ, mới được hưởng quyền lợi.
Qua những đạo luật đặc biệt của Quốc Hội, nhờ vậy một số cựu Quân nhân Phi Luật Lân (Philippine) phục vụ trong những đơn vị dưới quyền chỉ huy của người Hoa Kỳ trong trận thế chiến thứ hai, được hưởng một số quyền lợi giới hạn. Trường hợp tương tự, quyền lợi về y tế, sức khỏe được dành cho người Ba Lan, Tiệp Khắc đã chiến đấu bên cạnh Quân đội Đồng Minh trong hai trận thế chiến, nếu họ đã định cư ở Hoa Kỳ trên mười năm.
Trên chuyến xe lửa từ trại tù trở về nhà, Đinh Hung Nhi được nhìn thấy Quê hương mình sau 18 năm tù đầy. Anh ta không thể nào quên được những hình ảnh đó. Khung cảnh đổ nát, nhà cửa bị trúng bom, và những hố bom rải rác khắp nơi. Tình trạng nghèo nàn, quá tồi tệ ở vùng Vinh làm cho anh ta không buồn ra khỏi toa xe lửa để co giãn gân cốt. Đó là năm 1982, đã bẩy năm sau khi cuộc chiến đã kết thúc. Khung cảnh đổ nát điêu tàn vẫn còn đó, Thị trấn Vinh là nơi ăn bom nhiều nhất của Hải và Không Quân Hoa Kỳ.
Trong tháng đó, Bắc Việt bị tố cáo xử dụng tầu phóng thủy lôi tấn công hai Chiến hạm Hoa Kỳ trong vịnh Bắc Bộ. Nhiều người cho rằng, đó là một cái cớ để Hoa Kỳ gia tăng mức độ tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Johnson, nói rằng chuyện xẩy ra trong vịnh Bắc Bộ là hành động gây hấn, ra lệnh thả bom miền bắc trả đũa. Đó là bước đầu tiên trong việc đưa Quân đội Hoa Kỳ qua Việt Nam. Tuy nhiên, theo tài liệu trong lịch sử Hải Quân Hoa Kỳ, các Biệt kích Hải quân miền Nam trong kế hoạch 34A đã đánh phá các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc từ nhiều tháng trước. Những trận đột kích này, miền Bắc cho rằng có sự phối hợp với các Chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ.
Mặc dầu Vũ Đức Gương, cũng như nhiều Biệt kích quân khác được nhận tiền trợ cấp của chính phủ, sau khi đã được định cư tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên những cố gắng, dành quyền lợi cựu Quân nhân, ưu tiên cho những người còn kẹt trong trại tỵ nạn thất bại. Việc cứu xét, xem họ có xứng đáng hơn hàng trăm ngàn cựu Quân nhân VNCH trong các trại tù Cộng sản, rất đáng được thảo luận. Bộ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ thường đòi hỏi người cựu Quân nhân có một thời gian phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ, mới được hưởng quyền lợi.
Qua những đạo luật đặc biệt của Quốc Hội, nhờ vậy một số cựu Quân nhân Phi Luật Lân (Philippine) phục vụ trong những đơn vị dưới quyền chỉ huy của người Hoa Kỳ trong trận thế chiến thứ hai, được hưởng một số quyền lợi giới hạn. Trường hợp tương tự, quyền lợi về y tế, sức khỏe được dành cho người Ba Lan, Tiệp Khắc đã chiến đấu bên cạnh Quân đội Đồng Minh trong hai trận thế chiến, nếu họ đã định cư ở Hoa Kỳ trên mười năm.
Trên chuyến xe lửa từ trại tù trở về nhà, Đinh Hung Nhi được nhìn thấy Quê hương mình sau 18 năm tù đầy. Anh ta không thể nào quên được những hình ảnh đó. Khung cảnh đổ nát, nhà cửa bị trúng bom, và những hố bom rải rác khắp nơi. Tình trạng nghèo nàn, quá tồi tệ ở vùng Vinh làm cho anh ta không buồn ra khỏi toa xe lửa để co giãn gân cốt. Đó là năm 1982, đã bẩy năm sau khi cuộc chiến đã kết thúc. Khung cảnh đổ nát điêu tàn vẫn còn đó, Thị trấn Vinh là nơi ăn bom nhiều nhất của Hải và Không Quân Hoa Kỳ.
Chuyến xe lửa tiếp tục đưa anh ta đi qua vùng phi
Quân sự mà trước đây chia đôi hai miền Nam Bắc, như hai Quốc gia thù
nghịch. Vào đến Huế, năm 1968, Tết Nguyên Đán năm Mậu Thân, VC đã biến
Thành phố cổ kính với những đền đài, lăng tẩm thành bãi chiến trường đẫm
máu. Những căn nhà cổ, cũ kỹ vẫn nằm dài trên con đường, và anh nhìn
thấy những đứa bé lai Mỹ đã trưởng thành, đang bán trái cây, bánh kẹo
trên đường phố. Anh tự hỏi, ai là người nuôi nấng, dạy dỗ những đứa trẻ
kém may mắn đó ! Những người cha, sinh thành ra chúng, những Quân nhân
Hoa Kỳ đã trở về quê hương của họ từ lâu. Hình ảnh những đứa bé này kéo
dài cho đến Thành phố HCM mà anh chỉ biết tên cũ là Saigon.
Đoạn cuối cuộc hành trình dài 700 dặm kết thúc khi anh đứng trước cửa
căn nhà thân yêu, năm xưa của mình. Anh cũng không ngờ, mình được trở
về nhà, như trong giấc mơ. Căn nhà nhỏ yên bình ở Vũng Tầu, một Thành
phố nghỉ mát, tắm biển. Lúc đó đã mười giờ đêm. Hơn hai mươi năm trước,
anh đã tự ý rời bỏ căn nhà này, vì tuổi trẻ, tính bồng bột, nghe theo
lời một cố vấn Hoa Kỳ nói rằng anh sẽ trở thành một người hùng. Bây giờ
anh đã trở về, tuổi thanh niên không còn nữa, sức khỏe đã suy yếu qua
những năm tháng tù đầy nơi miền Bắc. Không một ai chào đón như một người
anh hùng trở về… không một ai mong chờ anh.
Hai người công an “hộ tống” anh từ trại tù trở về đến nhà, đập cửa rầm rầm, họ lớn tiếng nói cho người trong nhà nghe anh đã được tha về. Anh nghe tiếng người trong nhà nói vọng ra, cằn nhằn. Người trong nhà từ chối không chịu mở cửa, ông em rể (chồng cô em gái, khi anh vẫn còn bị tù ngoài Bắc) không tin, cho rằng anh là người giả mạo. Bà Mẹ của anh nay đã 75 tuổi, cũng không tin cho rằng anh là loài ma quỷ, yêu tinh hiện hình “Con tôi chết đã lâu rồi, thôi ông đi đi, tôi sẽ đọc kinh, cầu nguyện cho linh hồn ông”.
Bà Mẹ cũng có lý của bà ta, gần hai thập niên trôi qua, một Quân nhân QL/VNCH đã đến thông báo cho bà ta rằng, con trai của bà đã từ trận trong một nhiệm vụ đặc biệt. Chết ở đâu, họ không trả lời được vì bí mật Quân sự. Và ít lâu sau, gia đình nhận được một số tiền “tử” của anh, một nghiã cử của Chính quyền Hoa Kỳ. Đó là tiền trả lương cho anh trong một năm phục vụ cho người Hoa Kỳ, khoảng 300 đô la.
Chẳng biết làm gì hơn, anh ta tiếp tục gõ cửa, cố gắng giải thích “Anh ta là anh ta”. Một người Công an cũng nổi nóng la thật to “Ma quỷ cái gì ! Anh ta trở về”. Cuối cùng anh nghe tiếng mở then cài, rồi hình ảnh người Mẹ năm xưa hiện ra ngay trước mắt. Nhận ra đúng người con trai của mình bằng xương bằng thịt, bà òa lên khóc rồi ngã xỉu trong đôi tay của anh. Anh bước vào trong nhà, ngồi xuống ghế. Trong lòng anh tê tái, không biết nói gì… chuyện xẩy ra, đã lâu lắm rồi.
Anh là một Quân nhân trong toán Biệt kích Romeo, gồm mười thanh niên trẻ Việt Nam, được người Hoa Kỳ tuyển mộ, huấn luyện và trả lương. Trong gần một thập niên, bắt đầu từ năm 1961, anh ta cùng với gần 700 thanh niên khác đã được gửi ra, xâm nhập miền Bắc để phát động một cuộc chiến tranh du kích nơi hậu phương miền Bắc Việt Nam. Mới đầu họ được cơ quan Trung Ương Tình Báo (CIA) chỉ đạo, sau đó là Quân đội Hoa Kỳ. Những người may mắn còn sống sót đều bị bắt và phải trải qua những năm tháng trong các nhà tù ở ngoài Bắc. Đến bây giờ, những người còn sống dần dần xuất hiện, mang trong lòng những câu hỏi về một cuộc chiến bí mật mà những Sĩ quan cao cấp trong Quân đội Hoa Kỳ cho rằng đó là động lực thúc đẩy Hoa Kỳ gia tăng cường độ chiến tranh tại Việt Nam.
Theo những Sĩ quan trong Quân đội, nhân viên tình báo, những nhà nghiên cứu Quân sử, và những Biệt kích quân, những toán Biệt kích nằm trong chương trình hoạt động bí mật, có tên Quân đội đặt cho là kế hoạch 34A, kéo dài từ năm 1961 đến năm 1970. Chương trình hoạt động bí mật này là những thất bại liên tục, bị giới chức lãnh đạo Hoa Kỳ hoài nghi về sự thành công.
Sedgwick Tourison, một người điều tra làm việc cho Ủy Ban Tìm Kiếm Tù Binh, Quân Nhân Mất Tích trong Thượng Viện, nói rằng, kể từ năm 1979, hàng trăm điệp viên, Biệt kích quân đã được trả tự do từ những nhà tù nơi miền Bắc Việt Nam. Nhiều người đã trở về mái nhà xưa, làm sửng sốt thân nhân của họ ở Việt Nam, những người thân đó đã được thông báo từ bao nhiêu năm trước rằng người lính Biệt kích đã tử trận. Đã có khoảng 50, 60 cựu Biệt kích quân đã thoát khỏi Việt Nam và đến được Hoa Kỳ. Những người khác vẫn còn sống trong các trại tỵ nạn trong vùng Đông Nam Á hay ở Việt Nam, nơi mà họ được đối xử như “phó thường dân”.
Con số chính xác về số Biệt kích quân làm việc cho Hoa Kỳ thật khó biết. tất cả hồ sơ về cuộc chiến bí mật vẫn còn được giấu kín trong những trung tâm lưu trữ hồ sơ. Những tài liệu đã hết hạn bảo mật chỉ hé mở phần nào về số phận của những Biệt kích quân này. Trong cố gắng tìm kiếm các quân nhân bị mất tích tại Việt Nam, Tourison cho biết trong thời gian khoảng giữa đến cuối thập niên 1980, ông ta đã phỏng vấn gần hết các cựu Biệt kích quân đang sống tại Hoa Kỳ. Tin tức từ các Biệt kích quân và những viên chức khác, Tourison ước lượng có khoảng 400, 500 trong tổng số 700 Biệt kích quân đã phục vụ cho cơ quan CIA và Quân đội Hoa Kỳ vẫn còn sống. Dale Andrade, một sử gia làm việc trong Trung Tâm Quân Sử Hoa Kỳ ở Washington ước tính có khoảng 200, 300 Biệt kích quân nằm trong kế hoạch 34A (xâm nhập miền Bắc VN).
Nhưng nếu chỉ đưa những câu hỏi về con số Biệt kích quân, mà không nhắc tới kết quả bi thảm cũng không được. “Không xứng đáng với những nỗ lực của họ. Theo sự đánh giá của tôi”, đó là lời phát biểu của đại tướng Westmoreland, cựu Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1968. “Không có hiệu quả. Chúng tôi nghi ngờ về các toán Biệt kích, về những tin tức họ đem về. Không đóng góp nhiều trong cuộc chiến”.
Cái giá của sự thất bại, các Biệt kích quân đã phải trả bằng nhiều năm. Bị kết tội “tội phạm chiến tranh”, họ phải gánh chịu những cực hình trong tâm thần, bỏ đói, ăn uống thiếu dinh dưỡng, cô lập, sống khổ sở. Đó là những hình phạt nhằm mục đích hủy hoại tinh thần hoặc giết họ lần mòn. Trong các trại tỵ nạn, các Biệt kích quân chứng kiến những cựu Quân nhân QL/VNCH chỉ bị tù cải tạo vài năm, được ung dung đi định cư tại Hoa Kỳ dễ dành, nhanh chóng hơn họ nhiều.
Nhiều biệt kích quân sau khi đã đến định cư tại Hoa Kỳ gặp khó khăn hội nhập với xã hội. Vài người vẫn còn thói quen, ăn rất ít như những bữa ăn trong tù, nhiều người vẫn chư khỏi bệnh tật. Ít người may mắn tìm được công việc thích hợp, những người khác nhận sự trợ giúp của chính phủ hoặc bạn bè, thân nhân hay đồng đội cũ. Tất cả đều đã hy sinh tuổi thanh xuân, và bị phản bội.
Hoa Kỳ đã đòi hỏi rất ít trong vấn đề trả tự do cho các Biệt kích quân trong cuộc hòa đàm Paris, ký kết vào đầu năm 1973. Chính phủ Hoa Kỳ cũng từ chối, không cho họ được hưởng quyền lợi cựu Quân nhân, mặc dầu họ đã làm việc cho người Hoa Kỳ. “Không có gì đáng nghi ngờ chúng tôi là ai”, đó là lời phát biểu của Lê Văn Ngung, một Biệt kích quân bị tù 17 năm ngoài miền Bắc và đến định cư ở Thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland từ năm 1985. “Chúng tôi chiến đấu cho Quốc gia. Nhưng theo nhận xét của tôi, Chính phủ Hoa Kỳ phải làm điều gì hơn nữa thay vì quay lưng về phiá chúng tôi”.
Ngày 4 tháng Hai năm 1967 là ngày sinh nhật thứ 23 của Lê Văn Ngung. Hôm đó, lính Bắc Việt vây quanh anh ta và nện anh ta bằng báng súng. Những ngày trước đó, trời mưa tầm tã, cả toán Biệt kích bị đói, đã hết lương thực đem theo, lại phải chiến đấu trong những cánh rừng rậm rạp, chạy về hướng biên giới Lào tìm đường sống trong tuyệt vọng. Không còn sức chống cự, cả toán Biệt kích Hadley bị bắt. Cũng như những toán Biệt kích trong kế hoạch 34A trước đó, chuyến ra đi của toán Hadley đã gặp nhiều điều rủi ro, xui xẻo. Đội quân Biên phòng Bắc Việt đã trông thấy trực thăng chở toán Biệt kích xâm nhập băng qua biên giới Lào, vào miền Bắc Việt Nam. Mười ngày sau, họ bắt sống được cả toán Biệt kích, từ trong miền Nam ra.
Gia đình Lê Văn Ngung được đại diện chính quyền miền Nam thông báo rằng anh ta đã tử trận. Gia đình anh Ngung làm tang lễ cho anh, đâu biết rằng anh vẫn còn sống, bị giam cầm trong tù ngoài Bắc, ở một nơi cách xa hàng trăm dặm. Biệt kích Lê Văn Ngung bị đưa ra tòa, kết án tù 16 năm về tội Biệt kích gián điệp. Sau khi được tha về ít lâu, anh quay trở vào tù thêm sáu tháng nữa vì tội vượt biên.
Trong thời gian bị cầm tù qua các trại tù Phố Lu, Thanh Trì, và Phong Quang, anh Ngung phải làm việc lao động cực khổ cả ngày, chỉ được ăn bo bo thay cho cơm. “Không có gì cho bữa ăn buổi sáng. Thỉnh thoảng mới được một miếng sắn hay một cọng rau. Bo bo rất khó tiêu hóa, dễ bị bệnh về đường ruột”.
Vấn đề vệ sinh trong tù rất thiếu thốn, hôi tanh mùi xú uế, nước tiểu và không có nước máy. Mỗi lần Y tá vào quan sát đều phải mang khẩu trang, che mũi, miệng vì chỗ nào cũng bị ô nhiễm, mùi hôi vương vãi khắp nơi. Điều kiện sống trong tù khó khăn, người tù Biệt kích Lê Văn Ngung vẫn chống đối việc cải tạo, không chịu học tập, mặc dầu đã bị cùm chân, nhốt riêng nhiều lần. Trong năm 1973, sau hiệp định Paris, miền Bắc vẫn không chịu trả tự do cho anh và những người bạn tù, đồng đội khác. Lê Văn Ngung xách động, tổ chức tuyệt thực để phản đối chính quyền miền Bắc. Và kết quả, anh bị cùm biệt giam sáu tháng. Khi được thả ra, anh đã mất đi một nửa trọng lượng 135 cân Anh, chỉ còn da bọc xương và một đồng đội, bạn tù đã phải cõng anh ra khỏi khu biệt giam. Nhưng người tù Biệt kích Lê Văn Ngung vẫn sống sót : “Một điều tôi không thể làm được là quỳ gối, van xin kẻ thù”. Anh nói tiếp : “Tôi vẫn phải giữ danh dự. Nếu không tôi cũng chẳng khác gì chúng”.
Đến năm 1976, sau gần mười năm bị đầy đọa, các tù Biệt kích được cho phép viết thư về báo tin cho gia đình, lúc đó gia đình anh mới biết anh vẫn còn sống. Chuyện xảy ra như trong giấc mơ. Những bức thư đầu nhận được từ gia đình, cha mẹ anh rất… ngần ngại. “Không biết có đúng không… Con sẽ không thể nào biết rằng Bố Mẹ đã vui sướng như thế nào, khi được tin con vẫn còn sống”. Cha mẹ anh vẫn chưa tin và trong những lá thư kế tiếp, anh đã kể lại những kỷ niệm lúc còn nhỏ, khi còn sống sung sướng dưới mái ấm gia đình, để cha mẹ anh tin là anh vẫn còn sống, không như chính quyền miền Nam đã thông báo trước đây. Lúc đó cha mẹ Lê Văn Ngung mới đem tấm ảnh của anh trên bàn thờ xuống.
Anh Ngung thọ án tù xong, được trả tự do vào năm 1982, tuy nhiên vẫn bị quản thúc, theo dõi tại địa phương, nơi anh cư trú. Sau nhiều lần vượt biên, anh đã thành công, đến Mã Lai năm 1984, sống trong trại tỵ nạn Mã Lai một năm trước khi được đến Hoa Kỳ định cư. Anh cho biết “Tôi biết còn bốn cựu biệt kích quân nữa, đang ở trong các trại tỵ nạn trong vùng Đông Nam Á. Họ không bị mất tích (MIA). Điều đáng buồn khi biết rằng chẳng ai lưu tâm đến họ”.
Kế hoạch hành quân được Quân đội đặt tên cho là “34 Alpha”, bắt đầu từ năm 1961 là một kế hoạch bí mật của cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA, tổ chức và võ trang quân kháng chiến nơi miền Bắc Việt Nam. Những hoạt động bí mật của Hoa Kỳ, thực sự bắt đầu từ năm 1954, sau khi hiệp định Genève chia đôi đất nước Việt Nam. Cơ quan CIA lập ra những nhóm chống Cộng sản Việt Nam để tổ chức những đội quân du kích, bắt cóc, ám sát viên chức chính quyền miền Bắc. Thiết lập những đường dây tình báo (điệp viên) và tuyên truyền chống chế độ. Nhưng những điệp viên gặp khó khăn tránh né hệ thống kiểm soát chặt chẽ của cộng sản. Rất ít điệp viên thoát được, và những cố gắng này kết thúc vào cuối thập niên 1950 với sự thất bại.
Theo tài liệu, phần nói về các hoạt động bí mật trong hồ sơ Ngũ Giác Đài (Pentagon papers, bộ TTM/QL Hoa Kỳ), bộ Quốc Phòng bàn cãi về chiến tranh Việt Nam. Vài năm sau, cơ quan CIA mở lại các hoạt động bí mật, sau khi Tổng Thống John F. Kennedy chấp thuận cho các hoạt động bí mật nơi miền bắc Việt Nam và ở bên Lào. Cựu giám đốc cơ quan CIA, William E. Colby lúc đó đang làm trưởng phòng đặc trách trông nom khu vực Đông Nam Á, bắt đầu xúc tiến một kế hoạch mới trong năm 1961.
Trần Quốc Hùng là một trong những người đầu tiên được tuyển mộ. Vào cuối thập niên 1950, ông ta bỏ công việc quản lý, trông coi cửa tiệm kim hoàn của gia đình ở Saigon. Qua hệ thống quân đội VNCH, ông Hùng trở thành người hướng dẫn cho ba nhân viên tình báo CIA Hoa Kỳ. Trong năm 1961, ông ta được người Hoa Kỳ đặt cho mật danh “Columbus” và được lệnh tuyển mộ những người miền bắc, có cảm tình với chế độ trong miền Nam làm gián điệp, để trao một số tài liệu mật cho những người chống Cộng ở Hà Nội.
Một chiếc tầu nhỏ của CIA đưa Hùng vào bờ biển miền bắc trong tháng Năm 1961, và người điệp viên với đầy đủ giấy tờ là một học sinh, tìm đường ra đến Hà Nội. Anh ta trao được một tài liệu mất, nhưng ngay tối hôm đó đã bị nhân viên an ninh miền bắc theo dõi. Trần Quốc Hùng cũng không ngờ làm sao “an ninh” miền bắc nhanh như thế. Và trong tháng Sáu, người điệp viên bị bắt và đưa vào nhà tù Hỏa Lò, sau này các phi công Hoa Kỳ bị giam đặt tên là Hà Nôi Hilton (một chuỗi khách sạn cỡ lớn, sang trọng ở Hoa Kỳ).
Theo lời cựu Giám đốc cơ quan CIA, những điệp viên khác gửi ra ngoài Bắc cũng không hiệu quả. Cơ quan an ninh, phản tình báo miền Bắc bắt giữ gần hết những điệp viên, cơ quan CIA đưa từ trong miền nam ra. Theo hồ sơ lưu trữ của Bắc Việt, 34 điệp viên trong số 17 đường giây tình báo của cơ quan CIA đã bị giết, 140 người khác bị bắt giữ, và con số này chỉ tổng kết riêng cho năm 1963 mà thôi. Nhiều người trong số bị bắt này bị ép buộc làm việc cho tình báo miền Bắc nên không thấy họ xuất hiện trước các phiên tòa ở Hà Nội.
Mặc dầu gặp phải khó khăn, cấp lãnh đạo Hoa Kỳ tái tổ chức các hoạt động bí mật lần thứ ba, trao trách nhiệm cho Quân đội. Trong tháng Giêng 1964, bộ Tổng Tham Mưu quân lực Hoa Kỳ chấp thuận kế hoạch 34A, những hoạt động bí mật nơi miền Bắc Việt Nam. Những hoạt động trong kế hoạch này được Ủy Ban 303 dưới quyền Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mc George Bundy thông qua. Ủy ban này bao gồm viên chức cao cấp thuộc cơ quan CIA, bộ Quốc Phòng và bộ Ngoại Giao. Tất cả những hoạt động hàng ngày được CIA trao cho Bộ tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam thi hành. Và đơn vị được trao cho nhiệm vụ này là Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (Study and Observation Group – đơn vị VNCH tương đương là Nha Kỹ Thuật).
Theo tài liệu trong Quân sử Hải Quân Hoa Kỳ, những hoạt động bí mật được trao trách nhiệm cho Quân đội từ ngày 20 tháng Mười Một năm 1963, khi Bộ trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara ra lệnh tổ chức một chương trình quy mô, rộng lớn cho những hoạt động bí mật chống lại miền bắc Việt Nam. Lúc đó, ông Colby đang giữ chức vụ trưởng phòng CIA trong khu vực Viễn Đông đã lên tiếng cảnh cáo rằng kế hoạch đó sẽ không thành công. Ông ta giải thích thêm, những thất bại của cơ quan CIA tại Việt Nam cũng tương tự như những thất bại trong các hoạt động bí mật của cơ quan này tại Trung Hoa và Hàn Quốc vào cuối thập niên 1940, đầu thập niên 1950. “ý tôi muốn nói làm giảm bớt đi, nhưng các Sĩ quan cao cấp trong Quân đội thích làm to ra. Họ có tinh thần trách nhiệm, phải làm cho bằng được”.
Ăn mặc quần áo Pyjama đen như nông dân, võ trang tiểu liên Thụy Sĩ K-9, súng lục, lựu đạn, các Biệt kích quân được trực thăng hoặc tầu nhỏ đưa vào miền Bắc Việt Nam. Cũng như cơ quan CIA đã làm trước đây, thường tuyển mộ người gốc miền Bắc, còn trẻ, hăng say. Trong hồ sơ Quân đội, sau khi đã huấn luyện xong, các Biệt kích quân được đưa đi xâm nhập vào miền Bắc để tổ chức kháng chiến, phá hoại các trại binh, căn cứ Hải Quân, theo dõi các cuộc chuyển quân, phá cầu, nhà máy điện, nước, v.v…
Các toán Biệt kích thường được trao cho nhiệm vụ hoạt động có thể kéo dài nhiều ngày cho đến vài năm. Theo hồ sơ bộ Quốc Phòng, trong tháng Mười Hai năm 1963, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara gửi văn thư cho Tổng Thống Lyndon B. Johnson nói về kế hoạch 34A “Xuất sắc… phá hoại miền Bắc Việt Nam… bằng nhiều cách…”. Đại tướng Hoa Kỳ Earn Wheeler và tướng Maxwell Taylor, Tổng Tham Mưu Trưởng quân lực đồng ý với kế hoạch.
Đến tháng Sáu năm 1964, những thất bại trong kế hoạch 34A từ từ hiện ra. Theo tài liệu trong Quân sử Hải Quân, nhiều trận đột kích của Người Nhái, Biệt Hải vào các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc, không đem lại kết qủa. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lên tiếng “Có lẽ, được huấn luyện rất tốt, nhưng không gây được ảnh hưởng”. Đại tướng Westmoreland, sau này lên chức Tham Mưu Trưởng Lục Quân, đã bắt đầu nghi ngờ về thành quả của kế hoạch 34A trong tháng Bẩy. Cuối cùng, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara bắt đầu lo ngại từ tháng Tám.
Mặc dầu đã có dấu hiệu thất bại trong kế hoạch 34A, nhưng cuộc chiến lan rộng và Quân đội Hoa Kỳ được đưa sang Việt Nam ồ ạt với những đơn vị lớn. Tướng Westmoreland cho biết, ông được nghe thuyết trình về các hoạt động biệt kích ngoài Bắc nhiều lần, nhưng lúc đó quá bận trong việc đưa các đơn vị lớn qua Việt Nam. Vài Sĩ quan cao cấp khác, chỉ huy Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG) như đại tá Donald Blackburn, sau này lên Tướng và về hưu sống ở tiểu bang Florida, nói rằng có sự nghi ngờ, nhưng vẫn cứ gửi thêm biệt kích ra ngoài Bắc. Ông ta nói thêm. Sau này chính ông ta ra lệnh rút ngắn hành quân Biệt kích lại chỉ còn một tuần. (Biệt kích STRATA, đoàn 11 Nha Kỹ Thuật).
Đến năm 1968, toán Biệt kích cuối cùng trong kế hoạch 34A được gửi ra miền Bắc. Theo Tourison, toán Biệt kích này bị thả lầm xuống một vị trí phòng không. Hai năm sau, tất cả Biệt kích trong các toán xâm nhập miền Bắc Việt Nam đều đã bị giết, cầm tù, hay bị ép buộc làm việc với địch quân. “Các biệt kích quân Việt Nam rất can đảm, nhưng kế hoạch không thể nào thành công được”. Cựu trùm cơ quan CIA Colby nói thêm “Tôi đã cố gắng dẹp bỏ kế hoạch này sau một, hai năm thực hiện, nhưng Quân đội muốn làm lại từ đầu. Theo tôi, họ cũng thất bại. Nhưng trong một cuộc chiến, bạn phải tìm… đủ mọi cách”.
Ngay từ lúc còn bé, sống ở miền Bắc Việt Nam, Đinh Hùng Nhi đã muốn làm người anh hùng. Ngồi trong căn phòng nhỏ, anh ta kể lại… Trong thời gian huấn luyện, cố vấn Hoa Kỳ nói với bọn tôi rằng “Bất cứ chỗ nào anh đến, đều có… (quân bạn)”. Nhưng khi đặt chân xuống miền Bắc Việt Nam, Biệt kích Đinh Hùng Nhi chẳng thấy ai…
Là một Biệt kích trong kế hoạch 34A, chuyến công tác đầu tiên dành cho Đinh Hùng Nhi cũng là nhiệm vụ cuối. Ngày 19 tháng Mười Một năm 1965, toán Biệt kích Romeo được trực thăng đưa đi xâm nhập miền Bắc Việt Nam. Nhiệm vụ của toán Biệt kích, nằm vùng hai năm, dò thám và phá hoại. Nhưng khi xuống, toán Biệt kích bị thất lạc trong rừng sáu tuần lễ vì bị đưa vào không đúng địa điểm xâm nhập. Đến tuần lễ đầu tiên trong tháng Giêng năm 1966, toán Biệt kích Romeo rơi vào ổ phục kích của đơn vị Biên phòng Bắc Việt.
Cả toán Biệt kích bị đưa đến một trại tù trong tỉnh Quảng Bình. Nơi đó, mỗi Biệt kích quân bị biệt giam trong các căn hầm ngầm dưới đất “Một nấm mộ cho người sống”. Chín tháng sau, họ đưa anh Nhi đến trại tù Thanh Trì gần Hà Nội, và cũng bị biệt giam thêm một năm. Mỗi ngày được ăn một tô cơm đủ để người lính Biệt kích sống sót cho đến ngày được trả tự do vào năm 1982. Hôm được tha về, họ cho anh 20 đồng (khoảng 20 xu) và anh đã dùng cả số tiền đó để ăn tô phở. Đó là bữa ăn quá thịnh soạn, quá lớn sau 16 năm tù đầy.
Khi về đến gia đình, tất cả mọi người đều mừng rỡ, có cả người bạn gái, hứa hôn năm xưa. Nguyễn Bẩy kể rằng “Mẹ anh ta báo tin cho tôi biết rằng anh đã chết”. Nhưng tôi vẫn tin tưởng anh Nhi vẫn còn sống và chờ đợi. Sáu tháng sau, hai người làm đám cưới, cô dâu kể tiếp câu chuyện “Anh kể cho tôi nghe, những gì anh đã trải qua trong thời gian tù đầy… và tôi đã khóc khi nhìn thấy những vết thẹo nơi hai cổ chân, hai cánh tay, lúc anh bị cùm biệt giam. Thêm những vụ đánh đập, hành hạ tù nhân, vấn đề vệ sinh, ăn uống thiếu thốn trong trại tù… Không phải một mình anh mà tất cả các đồng đội khác cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Trên người anh vẫn còn đầy những vết thẹo”.
Đến năm 1990, Biệt kích Đinh Hùng Nhi đã đem được vợ con đến Hoa Kỳ qua chương trình H.O. Trước khi đến được bến bờ Tự do, anh Nhi còn bị tù thêm ba năm nữa về tôi vượt biên. Hiện nay, hoàn cảnh vẫn còn khó khăn, gia đình anh phải thuê nhà chung với một gia đình người bạn khác trong một căn Apartment 450 đô la một tháng. Gia đình anh được trợ cấp 770 đô la mỗi tháng, kể cả phiếu thực phẩm. Hai vợ chồng ngủ chung giường với hai con : Anh Hồng lên sáu và Quân Hồng lên bốn. Tình trạng sức khoẻ của anh Nhi không được tốt, cùng với bệnh “suy nghĩ nhiều”, không tập trung, nên khó tìm việc làm.
Một năm sau khi toán Biệt kích Romeo bị bắt, Đại tá John K. Singlaub, sau này lên Trung tướng, lên làm Chỉ huy trưởng đơn vị SOG, trông coi kế hoạch 34A, nói rằng, chỉ một thời gian ngắn trong chức vụ, ông ta đã biết số phận các toán Biệt kích ra ngoài bắc đã bị địch bắt. Nhiều nhân viên truyền tin trong các toán Biệt kích bị tra tấn, ép buộc gửi những báo cáo sai lạc về cho đơn vị SOG. Thường họ dụ thả các toán Biệt kích khác vào khu vực phục kích của họ, hoặc yêu cầu tái tiếp tế cho các toán Biệt kích mà thực sự đã nằm trong tay họ. Đại tá về hưu, Fred Caristo, trước đó là Đại úy làm việc trong kế hoạch 34A kể lại, có một lần họ nhận được công điện yêu cầu tiếp tế 30 khẩu súng lục cùng với ống hãm thanh, 200 cây thuốc lá Salem, 20 đồng hồ Seiko và một tá giầy da.
Đơn vị SOG phải loại bỏ những toán Biệt kích mà bị nghi ngờ đang làm việc với địch quân (cắt liên lạc). Singlaub cho rằng, hệ thống an ninh của Bắc Việt rất chặt chẽ, rất khó thực hiện những hoạt động bí mật.
Dale Andrade, người có ít nhiều hoạt động bí mật trong cuộc chiến Việt Nam, nhìn lại vấn đề và cho rằng, các cấp chỉ huy Hoa Kỳ đã đặt trọng tâm vào vấn đề chưa đủ, làm cho “tấm thảm kịch bi đát hơn”. Theo hồ sơ bộ Quốc Phòng, đó là một thảm kịch.
Cả hai Biệt kích quân, Lê Văn Ngung, Đinh Hùng Nhi đều khai, có nhiều Biệt kích quân bị bắt, chết vì bị bỏ đói, thiếu dinh dưỡng, bệnh tật. Những người chống đối bị phạt đưa vào khu biệt giam và bị cùm bên trong.
Đến cuối năm 1972, trong thời gian hòa đàm Paris đang diễn tiến, các Biệt kích quân được ăn uống đầy đủ hơn, và được cung cấp quần áo mới. Trong nhà tù, các Biệt kích quân đồn với nhau, sẽ được trả tự do. Ngày 27 tháng Giêng năm 1973, hiệp định đình chiến được Hoa Kỳ, Bắc và Nam Việt Nam ký kết, trong đó có điều khoản trao trả tù binh trong vòng 60 ngày. Mặc dầu với gần 600 tù binh Hoa Kỳ được Bắc Việt trả tự do, các tù Biệt kích vẫn không được trao trả, có người đã bị bắt trước khi các phi công Hoa Kỳ bị bắt. Để phản đối, các Biệt kích quân tổ chức những cuộc tuyệt thực và bị cai tù đánh đập tàn nhẫn, không thương tiếc.
Thực ra, trong bàn hội nghị, người Hoa Kỳ không thể nào lên tiếng đòi hỏi miền Bắc trả tự do cho các Biệt kích quân. Người Hoa Kỳ đổ lỗi cho phiá VNCH “Làm sao chúng tôi mở miệng được. Kế hoạch 34A là những hoạt động bí mật, phải chối cãi. Mặc dầu chúng tôi tuyển mộ, huấn luyện, trả lương cho họ. Nhưng các Biệt kích quân là người Việt Nam, Tổng Thống Thiệu là người phải đem họ về”.
Dường như, có đôi lần phiá VNCH đã muốn nói đến số phận các Biệt kích quân bị giam giữ ngoài Bắc. Theo lời một vị Đại tá VNCH, ẩn danh, hiện đang sống ở Orange County (Quận Cam), VNCH đã soạn một danh sách hơn 100 Biệt kích quân miền Nam bị bắt ngoài Bắc để đem lên bàn hội nghị. Nhưng sau đó, không nhắc đến.
Tourison, người viết quyển sách “Cuộc Chiến Bí Mật, Đạo Quân Bí Mật” nói rằng, có bằng chứng rõ ràng, Hoa Kỳ biết các Biệt kích quân Việt Nam vẫn còn sống, nhưng không thương thuyết để họ được trao trả. Những phiên tòa xử Biệt kích đã được đăng tải trên báo chí, và phát thanh trên hệ thống truyền thanh miền Bắc. Caristo cũng nhìn nhận, có những buổi phát thanh xử Biệt kích trên làn sóng phát tuyến, sau khi gia đình họ đã được thông báo người lính Biệt kích đã chết và trả tiền “tử” cho gia đình họ. “Hoạt động của chúng tôi đã thất bại và chúng tôi đã nói dối gia đình của họ”. Tourison nói thêm “Khi chúng ta có cơ hội đem họ về (hiệp định Paris), chúng ta lại bỏ qua”.
John Madison, một Đại tá về hưu, trưởng phái đoàn Hoa Kỳ sang Việt Nam để bảo đảm tất cả các tù binh Hoa Kỳ được trả tự do. Ông ta nói rằng, không nghe ai nói đến tù Biệt kích, và phái đoàn ông ta qua Việt Nam, cũng không được lệnh đòi hỏi về họ. Theo ông ta, trách nhiệm về các tù Biệt kích nằm trong tay VNCH. Ông ta không nhớ rõ, phiá VNCH có lần nào nói đến các tù Biệt kích không. Đại tá về hưu Harry J. Summers, Jr. cùng đi với phái đoàn Hoa Kỳ nói rằng, các tù binh Biệt kích đúng ra phải được trả về. Trong danh sách tù binh lại không có tên họ. Tôi không rõ, phiá Hoa Kỳ, hay các phái đoàn khác nhắc đến họ. Họ bị chính quyền miền Bắc kết tội làm gián điệp… có lẽ vì thế không có tên trong danh sách tù binh.
Bẩy năm sau ngày ký hiệp định Paris (1980), người nhái Vũ Đức Gương là một trong những Biệt kích quân đầu tiên trốn thoát khỏi nhà tù miền Bắc, đến được Hoa Kỳ. Anh ta sống với bà Mẹ, vợ cùng ba con ở Chicago, Tiểu bang Illinois.
Vũ Đức Gương, một người trong toán người nhái được đưa ra tấn công mục tiêu dọc theo bờ biền miền Bắc Việt Nam. Ba chuyến đi trước đuợc hủy bỏ (thời tiết,…), chuyến thứ tư cũng là chuyến cuối cùng vào tháng Ba năm 1964. Anh Gương bị bắt, không tìm ra chiếc tầu của địch mà toán người nhái có nhiệm vụ gài mìn đánh chìm. “Trong lúc chúng tôi đang tìm mục tiêu khác… có mấy chiếc tầu địch chạy về phiá toán người nhái”. Anh tiếp tục kể câu chuyện “Họ nổ súng bắn vào toán người nhái, làm một người chết và một người khác bị thương”. Sau gần một tháng trốn tránh, những người sống sót trong toán người nhái bị bắt, khi họ đang tìm cách lội bộ về miền Nam vĩ tuyến 17.
Đến năm 1980, anh được đưa đến một trại tù khác. Được đối xử tốt hơn, có vài người được phép về thăm gia đình. Tới phiên anh, người nhái Vũ Đức Gương đi luôn, không trở lại trại tù, trở thành kẻ trốn tránh bất hợp pháp. Sau đó anh cùng gia đình đi vượt biên bằng một chiếc ghe nhỏ, đến được bến bờ Tự do.
Việc sửa đổi luật vể cựu chiến binh là một vấn đề phức tạp, phải thông qua Quốc Hội Hoa Kỳ. Caristo phát biểu “Nhiều tù binh Biệt kích đã phải sống trong khung sắt gần hai mươi năm, họ xứng đáng được hưởng quyền lợi của một cựu Quân nhân Hoa Kỳ”. Caristo nói thêm “Có đôi lúc, chúng quyền Hoa Kỳ đã nghĩ đến điều đó, nhưng dân chúng Hoa Kỳ chỉ muốn quên đi cuộc chiến tranh tại Việt Nam”.
Nhiều người Hoa Kỳ rất binh vực các Biệt kích quân Việt Nam. Năm 1987, Tourison viết một lá thư cho Chính quyền Tiểu bang California, cho quyền lợi Nguyễn Văn Tân, một Biệt kích trong kế hoạch 34A. Anh tân bị bắt vào năm 1965, và bị tù gần 20 năm. Anh ta là một trong những người tham dự cuộc tuyệt thực năm 1973.
Năm 1984, điệp viên Trần Quốc Hùng đến được Hoa Kỳ. Ông là người viết cuốn hồi ký “Thép Đen” rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại.
Dallas, TX.Hai người công an “hộ tống” anh từ trại tù trở về đến nhà, đập cửa rầm rầm, họ lớn tiếng nói cho người trong nhà nghe anh đã được tha về. Anh nghe tiếng người trong nhà nói vọng ra, cằn nhằn. Người trong nhà từ chối không chịu mở cửa, ông em rể (chồng cô em gái, khi anh vẫn còn bị tù ngoài Bắc) không tin, cho rằng anh là người giả mạo. Bà Mẹ của anh nay đã 75 tuổi, cũng không tin cho rằng anh là loài ma quỷ, yêu tinh hiện hình “Con tôi chết đã lâu rồi, thôi ông đi đi, tôi sẽ đọc kinh, cầu nguyện cho linh hồn ông”.
Bà Mẹ cũng có lý của bà ta, gần hai thập niên trôi qua, một Quân nhân QL/VNCH đã đến thông báo cho bà ta rằng, con trai của bà đã từ trận trong một nhiệm vụ đặc biệt. Chết ở đâu, họ không trả lời được vì bí mật Quân sự. Và ít lâu sau, gia đình nhận được một số tiền “tử” của anh, một nghiã cử của Chính quyền Hoa Kỳ. Đó là tiền trả lương cho anh trong một năm phục vụ cho người Hoa Kỳ, khoảng 300 đô la.
Chẳng biết làm gì hơn, anh ta tiếp tục gõ cửa, cố gắng giải thích “Anh ta là anh ta”. Một người Công an cũng nổi nóng la thật to “Ma quỷ cái gì ! Anh ta trở về”. Cuối cùng anh nghe tiếng mở then cài, rồi hình ảnh người Mẹ năm xưa hiện ra ngay trước mắt. Nhận ra đúng người con trai của mình bằng xương bằng thịt, bà òa lên khóc rồi ngã xỉu trong đôi tay của anh. Anh bước vào trong nhà, ngồi xuống ghế. Trong lòng anh tê tái, không biết nói gì… chuyện xẩy ra, đã lâu lắm rồi.
Anh là một Quân nhân trong toán Biệt kích Romeo, gồm mười thanh niên trẻ Việt Nam, được người Hoa Kỳ tuyển mộ, huấn luyện và trả lương. Trong gần một thập niên, bắt đầu từ năm 1961, anh ta cùng với gần 700 thanh niên khác đã được gửi ra, xâm nhập miền Bắc để phát động một cuộc chiến tranh du kích nơi hậu phương miền Bắc Việt Nam. Mới đầu họ được cơ quan Trung Ương Tình Báo (CIA) chỉ đạo, sau đó là Quân đội Hoa Kỳ. Những người may mắn còn sống sót đều bị bắt và phải trải qua những năm tháng trong các nhà tù ở ngoài Bắc. Đến bây giờ, những người còn sống dần dần xuất hiện, mang trong lòng những câu hỏi về một cuộc chiến bí mật mà những Sĩ quan cao cấp trong Quân đội Hoa Kỳ cho rằng đó là động lực thúc đẩy Hoa Kỳ gia tăng cường độ chiến tranh tại Việt Nam.
Theo những Sĩ quan trong Quân đội, nhân viên tình báo, những nhà nghiên cứu Quân sử, và những Biệt kích quân, những toán Biệt kích nằm trong chương trình hoạt động bí mật, có tên Quân đội đặt cho là kế hoạch 34A, kéo dài từ năm 1961 đến năm 1970. Chương trình hoạt động bí mật này là những thất bại liên tục, bị giới chức lãnh đạo Hoa Kỳ hoài nghi về sự thành công.
Sedgwick Tourison, một người điều tra làm việc cho Ủy Ban Tìm Kiếm Tù Binh, Quân Nhân Mất Tích trong Thượng Viện, nói rằng, kể từ năm 1979, hàng trăm điệp viên, Biệt kích quân đã được trả tự do từ những nhà tù nơi miền Bắc Việt Nam. Nhiều người đã trở về mái nhà xưa, làm sửng sốt thân nhân của họ ở Việt Nam, những người thân đó đã được thông báo từ bao nhiêu năm trước rằng người lính Biệt kích đã tử trận. Đã có khoảng 50, 60 cựu Biệt kích quân đã thoát khỏi Việt Nam và đến được Hoa Kỳ. Những người khác vẫn còn sống trong các trại tỵ nạn trong vùng Đông Nam Á hay ở Việt Nam, nơi mà họ được đối xử như “phó thường dân”.
Con số chính xác về số Biệt kích quân làm việc cho Hoa Kỳ thật khó biết. tất cả hồ sơ về cuộc chiến bí mật vẫn còn được giấu kín trong những trung tâm lưu trữ hồ sơ. Những tài liệu đã hết hạn bảo mật chỉ hé mở phần nào về số phận của những Biệt kích quân này. Trong cố gắng tìm kiếm các quân nhân bị mất tích tại Việt Nam, Tourison cho biết trong thời gian khoảng giữa đến cuối thập niên 1980, ông ta đã phỏng vấn gần hết các cựu Biệt kích quân đang sống tại Hoa Kỳ. Tin tức từ các Biệt kích quân và những viên chức khác, Tourison ước lượng có khoảng 400, 500 trong tổng số 700 Biệt kích quân đã phục vụ cho cơ quan CIA và Quân đội Hoa Kỳ vẫn còn sống. Dale Andrade, một sử gia làm việc trong Trung Tâm Quân Sử Hoa Kỳ ở Washington ước tính có khoảng 200, 300 Biệt kích quân nằm trong kế hoạch 34A (xâm nhập miền Bắc VN).
Nhưng nếu chỉ đưa những câu hỏi về con số Biệt kích quân, mà không nhắc tới kết quả bi thảm cũng không được. “Không xứng đáng với những nỗ lực của họ. Theo sự đánh giá của tôi”, đó là lời phát biểu của đại tướng Westmoreland, cựu Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1968. “Không có hiệu quả. Chúng tôi nghi ngờ về các toán Biệt kích, về những tin tức họ đem về. Không đóng góp nhiều trong cuộc chiến”.
Cái giá của sự thất bại, các Biệt kích quân đã phải trả bằng nhiều năm. Bị kết tội “tội phạm chiến tranh”, họ phải gánh chịu những cực hình trong tâm thần, bỏ đói, ăn uống thiếu dinh dưỡng, cô lập, sống khổ sở. Đó là những hình phạt nhằm mục đích hủy hoại tinh thần hoặc giết họ lần mòn. Trong các trại tỵ nạn, các Biệt kích quân chứng kiến những cựu Quân nhân QL/VNCH chỉ bị tù cải tạo vài năm, được ung dung đi định cư tại Hoa Kỳ dễ dành, nhanh chóng hơn họ nhiều.
Nhiều biệt kích quân sau khi đã đến định cư tại Hoa Kỳ gặp khó khăn hội nhập với xã hội. Vài người vẫn còn thói quen, ăn rất ít như những bữa ăn trong tù, nhiều người vẫn chư khỏi bệnh tật. Ít người may mắn tìm được công việc thích hợp, những người khác nhận sự trợ giúp của chính phủ hoặc bạn bè, thân nhân hay đồng đội cũ. Tất cả đều đã hy sinh tuổi thanh xuân, và bị phản bội.
Hoa Kỳ đã đòi hỏi rất ít trong vấn đề trả tự do cho các Biệt kích quân trong cuộc hòa đàm Paris, ký kết vào đầu năm 1973. Chính phủ Hoa Kỳ cũng từ chối, không cho họ được hưởng quyền lợi cựu Quân nhân, mặc dầu họ đã làm việc cho người Hoa Kỳ. “Không có gì đáng nghi ngờ chúng tôi là ai”, đó là lời phát biểu của Lê Văn Ngung, một Biệt kích quân bị tù 17 năm ngoài miền Bắc và đến định cư ở Thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland từ năm 1985. “Chúng tôi chiến đấu cho Quốc gia. Nhưng theo nhận xét của tôi, Chính phủ Hoa Kỳ phải làm điều gì hơn nữa thay vì quay lưng về phiá chúng tôi”.
Ngày 4 tháng Hai năm 1967 là ngày sinh nhật thứ 23 của Lê Văn Ngung. Hôm đó, lính Bắc Việt vây quanh anh ta và nện anh ta bằng báng súng. Những ngày trước đó, trời mưa tầm tã, cả toán Biệt kích bị đói, đã hết lương thực đem theo, lại phải chiến đấu trong những cánh rừng rậm rạp, chạy về hướng biên giới Lào tìm đường sống trong tuyệt vọng. Không còn sức chống cự, cả toán Biệt kích Hadley bị bắt. Cũng như những toán Biệt kích trong kế hoạch 34A trước đó, chuyến ra đi của toán Hadley đã gặp nhiều điều rủi ro, xui xẻo. Đội quân Biên phòng Bắc Việt đã trông thấy trực thăng chở toán Biệt kích xâm nhập băng qua biên giới Lào, vào miền Bắc Việt Nam. Mười ngày sau, họ bắt sống được cả toán Biệt kích, từ trong miền Nam ra.
Gia đình Lê Văn Ngung được đại diện chính quyền miền Nam thông báo rằng anh ta đã tử trận. Gia đình anh Ngung làm tang lễ cho anh, đâu biết rằng anh vẫn còn sống, bị giam cầm trong tù ngoài Bắc, ở một nơi cách xa hàng trăm dặm. Biệt kích Lê Văn Ngung bị đưa ra tòa, kết án tù 16 năm về tội Biệt kích gián điệp. Sau khi được tha về ít lâu, anh quay trở vào tù thêm sáu tháng nữa vì tội vượt biên.
Trong thời gian bị cầm tù qua các trại tù Phố Lu, Thanh Trì, và Phong Quang, anh Ngung phải làm việc lao động cực khổ cả ngày, chỉ được ăn bo bo thay cho cơm. “Không có gì cho bữa ăn buổi sáng. Thỉnh thoảng mới được một miếng sắn hay một cọng rau. Bo bo rất khó tiêu hóa, dễ bị bệnh về đường ruột”.
Vấn đề vệ sinh trong tù rất thiếu thốn, hôi tanh mùi xú uế, nước tiểu và không có nước máy. Mỗi lần Y tá vào quan sát đều phải mang khẩu trang, che mũi, miệng vì chỗ nào cũng bị ô nhiễm, mùi hôi vương vãi khắp nơi. Điều kiện sống trong tù khó khăn, người tù Biệt kích Lê Văn Ngung vẫn chống đối việc cải tạo, không chịu học tập, mặc dầu đã bị cùm chân, nhốt riêng nhiều lần. Trong năm 1973, sau hiệp định Paris, miền Bắc vẫn không chịu trả tự do cho anh và những người bạn tù, đồng đội khác. Lê Văn Ngung xách động, tổ chức tuyệt thực để phản đối chính quyền miền Bắc. Và kết quả, anh bị cùm biệt giam sáu tháng. Khi được thả ra, anh đã mất đi một nửa trọng lượng 135 cân Anh, chỉ còn da bọc xương và một đồng đội, bạn tù đã phải cõng anh ra khỏi khu biệt giam. Nhưng người tù Biệt kích Lê Văn Ngung vẫn sống sót : “Một điều tôi không thể làm được là quỳ gối, van xin kẻ thù”. Anh nói tiếp : “Tôi vẫn phải giữ danh dự. Nếu không tôi cũng chẳng khác gì chúng”.
Đến năm 1976, sau gần mười năm bị đầy đọa, các tù Biệt kích được cho phép viết thư về báo tin cho gia đình, lúc đó gia đình anh mới biết anh vẫn còn sống. Chuyện xảy ra như trong giấc mơ. Những bức thư đầu nhận được từ gia đình, cha mẹ anh rất… ngần ngại. “Không biết có đúng không… Con sẽ không thể nào biết rằng Bố Mẹ đã vui sướng như thế nào, khi được tin con vẫn còn sống”. Cha mẹ anh vẫn chưa tin và trong những lá thư kế tiếp, anh đã kể lại những kỷ niệm lúc còn nhỏ, khi còn sống sung sướng dưới mái ấm gia đình, để cha mẹ anh tin là anh vẫn còn sống, không như chính quyền miền Nam đã thông báo trước đây. Lúc đó cha mẹ Lê Văn Ngung mới đem tấm ảnh của anh trên bàn thờ xuống.
Anh Ngung thọ án tù xong, được trả tự do vào năm 1982, tuy nhiên vẫn bị quản thúc, theo dõi tại địa phương, nơi anh cư trú. Sau nhiều lần vượt biên, anh đã thành công, đến Mã Lai năm 1984, sống trong trại tỵ nạn Mã Lai một năm trước khi được đến Hoa Kỳ định cư. Anh cho biết “Tôi biết còn bốn cựu biệt kích quân nữa, đang ở trong các trại tỵ nạn trong vùng Đông Nam Á. Họ không bị mất tích (MIA). Điều đáng buồn khi biết rằng chẳng ai lưu tâm đến họ”.
Kế hoạch hành quân được Quân đội đặt tên cho là “34 Alpha”, bắt đầu từ năm 1961 là một kế hoạch bí mật của cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA, tổ chức và võ trang quân kháng chiến nơi miền Bắc Việt Nam. Những hoạt động bí mật của Hoa Kỳ, thực sự bắt đầu từ năm 1954, sau khi hiệp định Genève chia đôi đất nước Việt Nam. Cơ quan CIA lập ra những nhóm chống Cộng sản Việt Nam để tổ chức những đội quân du kích, bắt cóc, ám sát viên chức chính quyền miền Bắc. Thiết lập những đường dây tình báo (điệp viên) và tuyên truyền chống chế độ. Nhưng những điệp viên gặp khó khăn tránh né hệ thống kiểm soát chặt chẽ của cộng sản. Rất ít điệp viên thoát được, và những cố gắng này kết thúc vào cuối thập niên 1950 với sự thất bại.
Theo tài liệu, phần nói về các hoạt động bí mật trong hồ sơ Ngũ Giác Đài (Pentagon papers, bộ TTM/QL Hoa Kỳ), bộ Quốc Phòng bàn cãi về chiến tranh Việt Nam. Vài năm sau, cơ quan CIA mở lại các hoạt động bí mật, sau khi Tổng Thống John F. Kennedy chấp thuận cho các hoạt động bí mật nơi miền bắc Việt Nam và ở bên Lào. Cựu giám đốc cơ quan CIA, William E. Colby lúc đó đang làm trưởng phòng đặc trách trông nom khu vực Đông Nam Á, bắt đầu xúc tiến một kế hoạch mới trong năm 1961.
Trần Quốc Hùng là một trong những người đầu tiên được tuyển mộ. Vào cuối thập niên 1950, ông ta bỏ công việc quản lý, trông coi cửa tiệm kim hoàn của gia đình ở Saigon. Qua hệ thống quân đội VNCH, ông Hùng trở thành người hướng dẫn cho ba nhân viên tình báo CIA Hoa Kỳ. Trong năm 1961, ông ta được người Hoa Kỳ đặt cho mật danh “Columbus” và được lệnh tuyển mộ những người miền bắc, có cảm tình với chế độ trong miền Nam làm gián điệp, để trao một số tài liệu mật cho những người chống Cộng ở Hà Nội.
Một chiếc tầu nhỏ của CIA đưa Hùng vào bờ biển miền bắc trong tháng Năm 1961, và người điệp viên với đầy đủ giấy tờ là một học sinh, tìm đường ra đến Hà Nội. Anh ta trao được một tài liệu mất, nhưng ngay tối hôm đó đã bị nhân viên an ninh miền bắc theo dõi. Trần Quốc Hùng cũng không ngờ làm sao “an ninh” miền bắc nhanh như thế. Và trong tháng Sáu, người điệp viên bị bắt và đưa vào nhà tù Hỏa Lò, sau này các phi công Hoa Kỳ bị giam đặt tên là Hà Nôi Hilton (một chuỗi khách sạn cỡ lớn, sang trọng ở Hoa Kỳ).
Theo lời cựu Giám đốc cơ quan CIA, những điệp viên khác gửi ra ngoài Bắc cũng không hiệu quả. Cơ quan an ninh, phản tình báo miền Bắc bắt giữ gần hết những điệp viên, cơ quan CIA đưa từ trong miền nam ra. Theo hồ sơ lưu trữ của Bắc Việt, 34 điệp viên trong số 17 đường giây tình báo của cơ quan CIA đã bị giết, 140 người khác bị bắt giữ, và con số này chỉ tổng kết riêng cho năm 1963 mà thôi. Nhiều người trong số bị bắt này bị ép buộc làm việc cho tình báo miền Bắc nên không thấy họ xuất hiện trước các phiên tòa ở Hà Nội.
Mặc dầu gặp phải khó khăn, cấp lãnh đạo Hoa Kỳ tái tổ chức các hoạt động bí mật lần thứ ba, trao trách nhiệm cho Quân đội. Trong tháng Giêng 1964, bộ Tổng Tham Mưu quân lực Hoa Kỳ chấp thuận kế hoạch 34A, những hoạt động bí mật nơi miền Bắc Việt Nam. Những hoạt động trong kế hoạch này được Ủy Ban 303 dưới quyền Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mc George Bundy thông qua. Ủy ban này bao gồm viên chức cao cấp thuộc cơ quan CIA, bộ Quốc Phòng và bộ Ngoại Giao. Tất cả những hoạt động hàng ngày được CIA trao cho Bộ tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam thi hành. Và đơn vị được trao cho nhiệm vụ này là Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (Study and Observation Group – đơn vị VNCH tương đương là Nha Kỹ Thuật).
Theo tài liệu trong Quân sử Hải Quân Hoa Kỳ, những hoạt động bí mật được trao trách nhiệm cho Quân đội từ ngày 20 tháng Mười Một năm 1963, khi Bộ trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara ra lệnh tổ chức một chương trình quy mô, rộng lớn cho những hoạt động bí mật chống lại miền bắc Việt Nam. Lúc đó, ông Colby đang giữ chức vụ trưởng phòng CIA trong khu vực Viễn Đông đã lên tiếng cảnh cáo rằng kế hoạch đó sẽ không thành công. Ông ta giải thích thêm, những thất bại của cơ quan CIA tại Việt Nam cũng tương tự như những thất bại trong các hoạt động bí mật của cơ quan này tại Trung Hoa và Hàn Quốc vào cuối thập niên 1940, đầu thập niên 1950. “ý tôi muốn nói làm giảm bớt đi, nhưng các Sĩ quan cao cấp trong Quân đội thích làm to ra. Họ có tinh thần trách nhiệm, phải làm cho bằng được”.
Ăn mặc quần áo Pyjama đen như nông dân, võ trang tiểu liên Thụy Sĩ K-9, súng lục, lựu đạn, các Biệt kích quân được trực thăng hoặc tầu nhỏ đưa vào miền Bắc Việt Nam. Cũng như cơ quan CIA đã làm trước đây, thường tuyển mộ người gốc miền Bắc, còn trẻ, hăng say. Trong hồ sơ Quân đội, sau khi đã huấn luyện xong, các Biệt kích quân được đưa đi xâm nhập vào miền Bắc để tổ chức kháng chiến, phá hoại các trại binh, căn cứ Hải Quân, theo dõi các cuộc chuyển quân, phá cầu, nhà máy điện, nước, v.v…
Các toán Biệt kích thường được trao cho nhiệm vụ hoạt động có thể kéo dài nhiều ngày cho đến vài năm. Theo hồ sơ bộ Quốc Phòng, trong tháng Mười Hai năm 1963, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara gửi văn thư cho Tổng Thống Lyndon B. Johnson nói về kế hoạch 34A “Xuất sắc… phá hoại miền Bắc Việt Nam… bằng nhiều cách…”. Đại tướng Hoa Kỳ Earn Wheeler và tướng Maxwell Taylor, Tổng Tham Mưu Trưởng quân lực đồng ý với kế hoạch.
Đến tháng Sáu năm 1964, những thất bại trong kế hoạch 34A từ từ hiện ra. Theo tài liệu trong Quân sử Hải Quân, nhiều trận đột kích của Người Nhái, Biệt Hải vào các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc, không đem lại kết qủa. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lên tiếng “Có lẽ, được huấn luyện rất tốt, nhưng không gây được ảnh hưởng”. Đại tướng Westmoreland, sau này lên chức Tham Mưu Trưởng Lục Quân, đã bắt đầu nghi ngờ về thành quả của kế hoạch 34A trong tháng Bẩy. Cuối cùng, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara bắt đầu lo ngại từ tháng Tám.
Mặc dầu đã có dấu hiệu thất bại trong kế hoạch 34A, nhưng cuộc chiến lan rộng và Quân đội Hoa Kỳ được đưa sang Việt Nam ồ ạt với những đơn vị lớn. Tướng Westmoreland cho biết, ông được nghe thuyết trình về các hoạt động biệt kích ngoài Bắc nhiều lần, nhưng lúc đó quá bận trong việc đưa các đơn vị lớn qua Việt Nam. Vài Sĩ quan cao cấp khác, chỉ huy Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG) như đại tá Donald Blackburn, sau này lên Tướng và về hưu sống ở tiểu bang Florida, nói rằng có sự nghi ngờ, nhưng vẫn cứ gửi thêm biệt kích ra ngoài Bắc. Ông ta nói thêm. Sau này chính ông ta ra lệnh rút ngắn hành quân Biệt kích lại chỉ còn một tuần. (Biệt kích STRATA, đoàn 11 Nha Kỹ Thuật).
Đến năm 1968, toán Biệt kích cuối cùng trong kế hoạch 34A được gửi ra miền Bắc. Theo Tourison, toán Biệt kích này bị thả lầm xuống một vị trí phòng không. Hai năm sau, tất cả Biệt kích trong các toán xâm nhập miền Bắc Việt Nam đều đã bị giết, cầm tù, hay bị ép buộc làm việc với địch quân. “Các biệt kích quân Việt Nam rất can đảm, nhưng kế hoạch không thể nào thành công được”. Cựu trùm cơ quan CIA Colby nói thêm “Tôi đã cố gắng dẹp bỏ kế hoạch này sau một, hai năm thực hiện, nhưng Quân đội muốn làm lại từ đầu. Theo tôi, họ cũng thất bại. Nhưng trong một cuộc chiến, bạn phải tìm… đủ mọi cách”.
Ngay từ lúc còn bé, sống ở miền Bắc Việt Nam, Đinh Hùng Nhi đã muốn làm người anh hùng. Ngồi trong căn phòng nhỏ, anh ta kể lại… Trong thời gian huấn luyện, cố vấn Hoa Kỳ nói với bọn tôi rằng “Bất cứ chỗ nào anh đến, đều có… (quân bạn)”. Nhưng khi đặt chân xuống miền Bắc Việt Nam, Biệt kích Đinh Hùng Nhi chẳng thấy ai…
Là một Biệt kích trong kế hoạch 34A, chuyến công tác đầu tiên dành cho Đinh Hùng Nhi cũng là nhiệm vụ cuối. Ngày 19 tháng Mười Một năm 1965, toán Biệt kích Romeo được trực thăng đưa đi xâm nhập miền Bắc Việt Nam. Nhiệm vụ của toán Biệt kích, nằm vùng hai năm, dò thám và phá hoại. Nhưng khi xuống, toán Biệt kích bị thất lạc trong rừng sáu tuần lễ vì bị đưa vào không đúng địa điểm xâm nhập. Đến tuần lễ đầu tiên trong tháng Giêng năm 1966, toán Biệt kích Romeo rơi vào ổ phục kích của đơn vị Biên phòng Bắc Việt.
Cả toán Biệt kích bị đưa đến một trại tù trong tỉnh Quảng Bình. Nơi đó, mỗi Biệt kích quân bị biệt giam trong các căn hầm ngầm dưới đất “Một nấm mộ cho người sống”. Chín tháng sau, họ đưa anh Nhi đến trại tù Thanh Trì gần Hà Nội, và cũng bị biệt giam thêm một năm. Mỗi ngày được ăn một tô cơm đủ để người lính Biệt kích sống sót cho đến ngày được trả tự do vào năm 1982. Hôm được tha về, họ cho anh 20 đồng (khoảng 20 xu) và anh đã dùng cả số tiền đó để ăn tô phở. Đó là bữa ăn quá thịnh soạn, quá lớn sau 16 năm tù đầy.
Khi về đến gia đình, tất cả mọi người đều mừng rỡ, có cả người bạn gái, hứa hôn năm xưa. Nguyễn Bẩy kể rằng “Mẹ anh ta báo tin cho tôi biết rằng anh đã chết”. Nhưng tôi vẫn tin tưởng anh Nhi vẫn còn sống và chờ đợi. Sáu tháng sau, hai người làm đám cưới, cô dâu kể tiếp câu chuyện “Anh kể cho tôi nghe, những gì anh đã trải qua trong thời gian tù đầy… và tôi đã khóc khi nhìn thấy những vết thẹo nơi hai cổ chân, hai cánh tay, lúc anh bị cùm biệt giam. Thêm những vụ đánh đập, hành hạ tù nhân, vấn đề vệ sinh, ăn uống thiếu thốn trong trại tù… Không phải một mình anh mà tất cả các đồng đội khác cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Trên người anh vẫn còn đầy những vết thẹo”.
Đến năm 1990, Biệt kích Đinh Hùng Nhi đã đem được vợ con đến Hoa Kỳ qua chương trình H.O. Trước khi đến được bến bờ Tự do, anh Nhi còn bị tù thêm ba năm nữa về tôi vượt biên. Hiện nay, hoàn cảnh vẫn còn khó khăn, gia đình anh phải thuê nhà chung với một gia đình người bạn khác trong một căn Apartment 450 đô la một tháng. Gia đình anh được trợ cấp 770 đô la mỗi tháng, kể cả phiếu thực phẩm. Hai vợ chồng ngủ chung giường với hai con : Anh Hồng lên sáu và Quân Hồng lên bốn. Tình trạng sức khoẻ của anh Nhi không được tốt, cùng với bệnh “suy nghĩ nhiều”, không tập trung, nên khó tìm việc làm.
Một năm sau khi toán Biệt kích Romeo bị bắt, Đại tá John K. Singlaub, sau này lên Trung tướng, lên làm Chỉ huy trưởng đơn vị SOG, trông coi kế hoạch 34A, nói rằng, chỉ một thời gian ngắn trong chức vụ, ông ta đã biết số phận các toán Biệt kích ra ngoài bắc đã bị địch bắt. Nhiều nhân viên truyền tin trong các toán Biệt kích bị tra tấn, ép buộc gửi những báo cáo sai lạc về cho đơn vị SOG. Thường họ dụ thả các toán Biệt kích khác vào khu vực phục kích của họ, hoặc yêu cầu tái tiếp tế cho các toán Biệt kích mà thực sự đã nằm trong tay họ. Đại tá về hưu, Fred Caristo, trước đó là Đại úy làm việc trong kế hoạch 34A kể lại, có một lần họ nhận được công điện yêu cầu tiếp tế 30 khẩu súng lục cùng với ống hãm thanh, 200 cây thuốc lá Salem, 20 đồng hồ Seiko và một tá giầy da.
Đơn vị SOG phải loại bỏ những toán Biệt kích mà bị nghi ngờ đang làm việc với địch quân (cắt liên lạc). Singlaub cho rằng, hệ thống an ninh của Bắc Việt rất chặt chẽ, rất khó thực hiện những hoạt động bí mật.
Dale Andrade, người có ít nhiều hoạt động bí mật trong cuộc chiến Việt Nam, nhìn lại vấn đề và cho rằng, các cấp chỉ huy Hoa Kỳ đã đặt trọng tâm vào vấn đề chưa đủ, làm cho “tấm thảm kịch bi đát hơn”. Theo hồ sơ bộ Quốc Phòng, đó là một thảm kịch.
Cả hai Biệt kích quân, Lê Văn Ngung, Đinh Hùng Nhi đều khai, có nhiều Biệt kích quân bị bắt, chết vì bị bỏ đói, thiếu dinh dưỡng, bệnh tật. Những người chống đối bị phạt đưa vào khu biệt giam và bị cùm bên trong.
Đến cuối năm 1972, trong thời gian hòa đàm Paris đang diễn tiến, các Biệt kích quân được ăn uống đầy đủ hơn, và được cung cấp quần áo mới. Trong nhà tù, các Biệt kích quân đồn với nhau, sẽ được trả tự do. Ngày 27 tháng Giêng năm 1973, hiệp định đình chiến được Hoa Kỳ, Bắc và Nam Việt Nam ký kết, trong đó có điều khoản trao trả tù binh trong vòng 60 ngày. Mặc dầu với gần 600 tù binh Hoa Kỳ được Bắc Việt trả tự do, các tù Biệt kích vẫn không được trao trả, có người đã bị bắt trước khi các phi công Hoa Kỳ bị bắt. Để phản đối, các Biệt kích quân tổ chức những cuộc tuyệt thực và bị cai tù đánh đập tàn nhẫn, không thương tiếc.
Thực ra, trong bàn hội nghị, người Hoa Kỳ không thể nào lên tiếng đòi hỏi miền Bắc trả tự do cho các Biệt kích quân. Người Hoa Kỳ đổ lỗi cho phiá VNCH “Làm sao chúng tôi mở miệng được. Kế hoạch 34A là những hoạt động bí mật, phải chối cãi. Mặc dầu chúng tôi tuyển mộ, huấn luyện, trả lương cho họ. Nhưng các Biệt kích quân là người Việt Nam, Tổng Thống Thiệu là người phải đem họ về”.
Dường như, có đôi lần phiá VNCH đã muốn nói đến số phận các Biệt kích quân bị giam giữ ngoài Bắc. Theo lời một vị Đại tá VNCH, ẩn danh, hiện đang sống ở Orange County (Quận Cam), VNCH đã soạn một danh sách hơn 100 Biệt kích quân miền Nam bị bắt ngoài Bắc để đem lên bàn hội nghị. Nhưng sau đó, không nhắc đến.
Tourison, người viết quyển sách “Cuộc Chiến Bí Mật, Đạo Quân Bí Mật” nói rằng, có bằng chứng rõ ràng, Hoa Kỳ biết các Biệt kích quân Việt Nam vẫn còn sống, nhưng không thương thuyết để họ được trao trả. Những phiên tòa xử Biệt kích đã được đăng tải trên báo chí, và phát thanh trên hệ thống truyền thanh miền Bắc. Caristo cũng nhìn nhận, có những buổi phát thanh xử Biệt kích trên làn sóng phát tuyến, sau khi gia đình họ đã được thông báo người lính Biệt kích đã chết và trả tiền “tử” cho gia đình họ. “Hoạt động của chúng tôi đã thất bại và chúng tôi đã nói dối gia đình của họ”. Tourison nói thêm “Khi chúng ta có cơ hội đem họ về (hiệp định Paris), chúng ta lại bỏ qua”.
John Madison, một Đại tá về hưu, trưởng phái đoàn Hoa Kỳ sang Việt Nam để bảo đảm tất cả các tù binh Hoa Kỳ được trả tự do. Ông ta nói rằng, không nghe ai nói đến tù Biệt kích, và phái đoàn ông ta qua Việt Nam, cũng không được lệnh đòi hỏi về họ. Theo ông ta, trách nhiệm về các tù Biệt kích nằm trong tay VNCH. Ông ta không nhớ rõ, phiá VNCH có lần nào nói đến các tù Biệt kích không. Đại tá về hưu Harry J. Summers, Jr. cùng đi với phái đoàn Hoa Kỳ nói rằng, các tù binh Biệt kích đúng ra phải được trả về. Trong danh sách tù binh lại không có tên họ. Tôi không rõ, phiá Hoa Kỳ, hay các phái đoàn khác nhắc đến họ. Họ bị chính quyền miền Bắc kết tội làm gián điệp… có lẽ vì thế không có tên trong danh sách tù binh.
Bẩy năm sau ngày ký hiệp định Paris (1980), người nhái Vũ Đức Gương là một trong những Biệt kích quân đầu tiên trốn thoát khỏi nhà tù miền Bắc, đến được Hoa Kỳ. Anh ta sống với bà Mẹ, vợ cùng ba con ở Chicago, Tiểu bang Illinois.
Vũ Đức Gương, một người trong toán người nhái được đưa ra tấn công mục tiêu dọc theo bờ biền miền Bắc Việt Nam. Ba chuyến đi trước đuợc hủy bỏ (thời tiết,…), chuyến thứ tư cũng là chuyến cuối cùng vào tháng Ba năm 1964. Anh Gương bị bắt, không tìm ra chiếc tầu của địch mà toán người nhái có nhiệm vụ gài mìn đánh chìm. “Trong lúc chúng tôi đang tìm mục tiêu khác… có mấy chiếc tầu địch chạy về phiá toán người nhái”. Anh tiếp tục kể câu chuyện “Họ nổ súng bắn vào toán người nhái, làm một người chết và một người khác bị thương”. Sau gần một tháng trốn tránh, những người sống sót trong toán người nhái bị bắt, khi họ đang tìm cách lội bộ về miền Nam vĩ tuyến 17.
Đến năm 1980, anh được đưa đến một trại tù khác. Được đối xử tốt hơn, có vài người được phép về thăm gia đình. Tới phiên anh, người nhái Vũ Đức Gương đi luôn, không trở lại trại tù, trở thành kẻ trốn tránh bất hợp pháp. Sau đó anh cùng gia đình đi vượt biên bằng một chiếc ghe nhỏ, đến được bến bờ Tự do.
Việc sửa đổi luật vể cựu chiến binh là một vấn đề phức tạp, phải thông qua Quốc Hội Hoa Kỳ. Caristo phát biểu “Nhiều tù binh Biệt kích đã phải sống trong khung sắt gần hai mươi năm, họ xứng đáng được hưởng quyền lợi của một cựu Quân nhân Hoa Kỳ”. Caristo nói thêm “Có đôi lúc, chúng quyền Hoa Kỳ đã nghĩ đến điều đó, nhưng dân chúng Hoa Kỳ chỉ muốn quên đi cuộc chiến tranh tại Việt Nam”.
Nhiều người Hoa Kỳ rất binh vực các Biệt kích quân Việt Nam. Năm 1987, Tourison viết một lá thư cho Chính quyền Tiểu bang California, cho quyền lợi Nguyễn Văn Tân, một Biệt kích trong kế hoạch 34A. Anh tân bị bắt vào năm 1965, và bị tù gần 20 năm. Anh ta là một trong những người tham dự cuộc tuyệt thực năm 1973.
Năm 1984, điệp viên Trần Quốc Hùng đến được Hoa Kỳ. Ông là người viết cuốn hồi ký “Thép Đen” rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại.
vđh
Subscribe to:
Posts (Atom)